Giới thiệu sơ lược về ngành nghề
» Chương trình đào tạo Tiếng Anh trình độ Cao đẳng nhằm đào tạo Cử nhân Cao đẳng có đạo đức nghề nghiệp, phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn vững vàng, có khả năng làm việc trong các công ty, doanh nghiệp nước ngoài thuộc lĩnh vực thương mại, kinh tế, ngoại giao, có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy Tiếng Anh ở bậc tiểu học hoặc THCS hoặc có thể liên thông lên Đại học cùng khối ngành.

Nhu cầu đào tạo
» Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu ngày nay, tiếng Anh hóa doanh nghiệp là giải pháp mang tính thực tiễn và bền lâu để cải thiện hiệu quả công việc của nhân sự, tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Ngành học nhiều triển vọng
» Trong tình hình hội nhập toàn cầu như hiện nay thì ngôn ngữ Anh là ngôn ngữ quốc tế, chiếm vị trí rất quan trọng và là một phần không thể thiếu trong hồ sơ xin việc cũng như ứng dụng trong đời sống. Ngành tiếng Anh xuất hiện trong nhiều lĩnh vực như kinh tế đối ngoại, sư phạm ngoại ngữ, marketing, công nghệ thông tin, tài chính ngân hàng,… Nói chung là ngôn ngữ Anh hiện nay đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống xã hội, nhất là trong tình hình toàn cầu hóa, quốc tế hóa như hiện nay. Hơn nữa, số lượng văn phòng đại diện nước ngoài đặt ở Việt Nam hiện nay đã lên tới hơn 1000. Vì vậy, đây là cơ hội được làm việc, tiếp xúc nhưng cũng đặt ra yêu cầu cạnh tranh giữa các công ty. Đây là một ngành học thực sự rất triển vọng.

Năng lực đào tạo
» Hệ Cao đẳng: Thời gian đào tạo 2,5 năm (đối tượng học sinh đó tốt nghiệp Trung học phổ thông)
» Đào tạo liên thông hệ cao đẳng: Thời gian 1,5 năm (Từ hệ Trung cấp lên Cao đẳng đối với những học sinh đó tốt nghiệp hệ chính quy và đúng ngành đào tạo)

Đảm bảo sau khi tốt nghiệp, sinh viên đều có khả năng tiếp cận những kiến thức chuyên ngành, có khả năng nghiên cứu, sáng tạo, học tập và nâng cao trình độ ở bậc học Đại học và sau Đại học.

» Hệ đào tạo: Cao đẳng – Hình thức đào tạo: Chính quy
» Thời gian đào tạo: 2.5 năm (5 học kỳ)

Chương trình đào tạo tiếng Anh được thiết kế dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp, sát với yêu cầu thực tế và trình độ của người học với mục đích lớn nhất là nâng cao hiệu quả làm việc cho nhân sự.

Sinh viên sẽ được chú trọng phát triển toàn diện 6 kỹ năng tiếng Anh thiết yếu trong công việc: Nghe – Nói – Đọc – Viết – Thuyết trình – Dịch thuật.

Mã MHTên môn học/mô đunSố tín chỉ
ICác môn học chung20
MH1Chính trị4
MH2Pháp luật2
MH3Giáo dục thể chất2
MH4Giáo dục quốc phòng và an ninh3
MH5Tin học3
MH6Ngoại ngữ 2( Tiếng Nhật)5
MH7Kỹ năng giao tiếp1
IICác môn học chuyên môn56
II.1Môn học,mô đun cơ sở2
MH8Văn hóa Anh1
MH9Tiếng Việt thực hành1
II.2Môn học, mô đun chuyên môn52
MH10Ngữ pháp 13
MH11Ngữ pháp 23
MH12Đọc - viết 13
MH13Đọc - viết 23
MH14Đọc - viết 33
MH15Đọc - viết 43
MH16Nghe - Nói 13
MH17Nghe - Nói 23
MH18Nghe - Nói 33
MH19Nghe - Nói 43
MH20Tiếng Anh Thương mại 12
MH21Tiếng Anh Thương mại 22
MH22Biên dịch2
MH23Phiên dịch1
MH24Kỹ năng thuyết trình2
MH25Nghiệp vụ thư ký2
MH26Ngữ nghĩa học1
MH27Ngữ âm-âm vị học1
MH28Thực tập 12
MH29Thực tập 23
MH30Thực tập 34
II.3Môn học, mô đun tự chọn2
MH31Tiếng Anh chuyên ngành du lịch- nhà hàng1
MH32Tiếng Anh chuyên ngành tài chính ngân hàng1
MH33Kỹ thuật dạy tiếng1
Tổng cộng76

1. Về kiến thức:
» Nhận biết được kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng CSVN, pháp luật của Nhà nước Việt Nam.
» Nhận biết cơ bản về truyền thống quý báu của dân tộc, của giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam.
» Xác định được những vấn đề về quốc phòng an ninh trong tình hình mới.
» Áp dụng được CNTT đáp ứng yêu cầu công việc.
» Áp dụng được kiến thức cơ sở của khối ngành ngôn ngữ để hỗ trợ cho chuyên ngành tiếng Anh;
» Nhận biết và tổng hợp được kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn để đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
» Phân tích và so sánh được sự giống và khác nhau về bình diện ngôn ngữ (hệ thống ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) giữa tiếng Anh và tiếng Việt, để có thể sử dụng hiệu quả trong môi trường làm việc có yếu tố nước ngoài.
» Nhận biết được đặc trưng về văn hoá một số nước nói tiếng Anh trên thế giới, kiến thức về văn hoá trong môi trường giao tiếp, kinh doanh quốc tế.
» Tin học: Đạt chứng chỉ tin học ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản hoặc tương đương.
2. Về kỹ năng:
» Sử dụng được kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết tiếng Anh ở trình độ tương đương trình độ B2 theo khung tham chiếu Châu Âu (CEFR).
» Dịch được các tài liệu Tiếng Anh sang Tiếng Việt ở trình độ Trung cấp (Intermediate), và phiên dịch (Interpretation) ở trình độ Trung cấp (Intermediate);
» Sử dụng được ngôn ngữ hiệu quả trong giao tiếp, đàm phán đàm thoại, đàm phán bằng văn bản bằng tiếng Anh; diễn đạt, trình bày, thuyết trình bằng tiếng Anh trước đám đông; có khả năng tự học, tự bồi dưỡng.
» Áp dụng được kiến thức Tiếng Anh đã học để dạy ở trình độ A1 & A2.
» Áp dụng được các kỹ năng giao tiếp cơ bản trong việc tìm kiếm việc làm và hòa nhập được vào các môi trường làm việc khác nhau;
» Xây dựng được kế hoạch và tổ chức thực hiện công việc cho bản thân hoặc cho một nhóm theo tiến độ chung của nhiệm vụ được giao;
» Ngoại ngữ 2 : có chứng chỉ quốc tế đạt trình độ 2/6 theo khung năng lực 6 bậc hoặc tương đương.
3. Thái độ, giá trị, thiên hướng:
» Có thái độ tự giác và chủ động trong các hoạt động cá nhân hoặc trong nhóm; có khả năng tư duy,sáng tạo;
» Nhận thức được vị trí, trách nhiệm của mình; có đạo đức nghề nghiệp, ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp; có phương pháp làm việc khoa học.
» Có thiên hướng phát triển chuyên sâu trong lĩnh vực nghề nghiệp.
4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm:
» Lắng nghe và sẵn sàng tiếp nhận thông tin nhằm nâng cao kiến thức và năng lực thực hành tiếng, bước đầu hình thành tư duy và năng lực nghiên cứu khoa học về các hiện tượng ngôn ngữ trong đời sống giao tiếp xã hội;
» Tích cực tham gia các hoạt động trên lớp để rèn luyện kỹ năng học tập và tư duy khoa học nhằm tự bồi dưỡng, trau dồi, nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và tiếp tục học lên trình độ cao hơn;
» Luôn cố gắng rèn luyện ý thức tích cực học tập, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để đáp ứng yêu cầu của công việc và của nhà tuyển dụng.
» Đánh giá được hoạt động của nhóm và kết quả thực hiện công việc.

1. Vị trí việc làm của học sinh sau khi tốt nghiệp:
» Làm việc công tác văn phòng tại các trung tâm ngoại ngữ hoặc các công ty thương mại, xí nghiệp.. có liên quan đến yếu tố nước ngoài;
» Làm công tác dịch thuật Tiếng Anh trong các công ty du lịch, thương mại và giáo dục về Tiếng Anh;
» Làm hướng dẫn viên trong các bảo tàng, các lịch trình văn hóa và du lịch về mảng Tiếng Anh cũng như nhân viên trong các nhà hàng-khách sạn.
» Giảng dạy tiếng Anh các bậc mầm non, tiểu học, các Trung tâm anh ngữ (sau khi hoàn thành khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm);
2. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:
Sau khi tốt nghiệp, người học đều có khả năng tiếp cận những kiến thức chuyên ngành, có khả năng nghiên cứu, sáng tạo, học tập và nâng cao trình độ ở bậc học Đại học và sau Đại học./.

Đang cập nhật thông tin

HOTLINEMessages FacebookMessener Tuyển sinhZalo OAZalo AO tuyển sinhEmailBản đồ